#Anti_tank_ammo
Đạn AP : là ký hiệu của Amour Piercing là đạn xuyên giáp, dùng để tấn công xe tăng, thiết giáp của đối phương ở tầm xa. Tuy nhiên, đạn xuyên giáp có tầm sát thương quá nhỏ nên không nhắm tới mục tiêu bộ binh hay máy bay
Đạn HE là ký hiệu của High Explosive là đạn nổ mạnh chuyên dùng để tiêu diệt bộ binh địch, ngoài ra các mảnh của nó cũng có thể phá hủy các vật thể, công sự, … xe cộ loại bọc thép nhẹ trên mặt đất. Chúng thường có vỏ thép, chất nổ, và một ngòi đạn. Ngòi đạn làm nổ đạn, tạo ra các mảnh văng. Các mảnh văng có tốc độ lớn gây tác dụng tại mục tiêu. Hầu hết sự thiệt hại gây ra bởi các mảnh văng của đạn hơn là sản phẩm của vụ nổCự ly sử dụng ở tầm trung bình
Đạn Beehive : là loại đạn chống bộ binh do quân đội Mỹ phát triển và sử dụng lần đầu năm 1966 bằng pháo 105mm. Đạn Beehive cũng có tên là đạn tổ ong do bên trong viên đạn chứa 8.000 mũi tên thép và khi đạn nổ, các mũi tên phóng trong không khí nghe như đàn ong bay và các mục tiêu khi bị trúng đạn này đều thủng lổ chổ như tổ ong.
Đạn APCR là ký hiệu của Armour-Piercing, Composite Rigid : là đạn xuyên giáp, dùng để tấn công xe tăng, thiết giáp của đối phương ở tầm ngắn nhưng sức xuyên phá mạnh hơn đạn AP . Chuyên dùng để phá hủy xe tăng khi đạn AP không đủ sức. Thường xe tăng chỉ mang vài viên đạn APCR. Còn lại mang đạn AP và đạn HE
Đạn HEAT là ký hiệu của High Explosive Anti Tank là sự lai tạp giữa đạn AP và HE là đạn xuyên giáp, dùng để tấn công xe tăng, thiết giáp của đối phương ở tầm ngắn nhưng kết hợp thêm đạn nổ cao để chống bộ binh. Đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) là nhóm đạn vận dụng hiệu ứng xuyên lõm (hiệu ứng Munroe) để xuyên phá các mục tiêu như xe tăng, xe bọc thép. Chúng cực kỳ hữu hiệu trong việc xuyên thủng và phá hủy các xe bọc thép tiêu chuẩn nhưng ít hiệu quả trong việc chống lại những xe bọc thép có vỏ nhiều lớp, sử dụng chất liệu chống lại sự xuyên thủng của đạn. Hiệu quả của đạn không phụ thuộc vào tốc độ tại thời điểm va chạm mục tiêu, nghĩa là nó không phụ thuộc vào tầm bắn: ở khoảng cách 1000m cũng có hiệu quả xuyên phá như ở cự ly 100m.
Đạn HESH (High Explosive Squash Head), là loại đạn chống tăng nhưng không cần xuyên. Vì thế dù xe có giáp dày đi nữa cũng không là trở ngại đối với đạn HESH. Nguyên lý như sau, khi đánh trúng mục tiêu là vỏ giáp xe tăng, phần thuốc nổ chưa kích nổ ngay mà sẽ dính vào giáp tăng thành hình cái đĩa, sau đó, ngòi nổ chậm sẽ kích nổ, lúc này nó mới gây ra 1 sóng xung kích truyền qua vỏ giáp vào bên trong giết chết tổ lái. Vì thế nên nó không cần đâm xuyên mà vẫn có khả năng tiêu diệt xe.
Đạn APFSDS, gọi tắt là sabot, là đạn xuyên động năng dưới cỡ có guốc và ổn định bằng cánh đuôi. Cái tên nói lên tất cả, nó đơn giản là 1 mũi tên làm từ vật liệu siêu cứng, cứng hơn cả vỏ giáp xe tăng (thường là Vonfram hoặc mang tính sát thương thì dùng Uranium nghèo). Do rất cứng và bắn đi với tốc độ cao, cùng với hình dạng nhằm tập trung lực xuyên vào một điểm nên sức xuyên rất mạnh, đường đạn rất căng, chuẩn xác, ít bị ảnh hưởng bởi gió, tuy vậy nó cũng có đặc điểm là sức xuyên phụ thuộc vào tầm bắn.
Đạn APERS là ký hiệu của anti-personnel, đạn chống bộ binh. Đây là đạn đầu tiên mà các xe bọc thép sử dụng, trước khi chúng trở thành xe tăng. Đạn này nay vẫn dược Nga sử dụng rộng rãi nhưng phương Tây thì ít. Đạn hộp bi 3Sh-7 Liên Xô cũ sản xuất nặng 23kg, chứa 3,4 kg thuốc nổ RDX trộn nhôm, khi nổ bắn ra 4700-4800 mảnh 1,26g đi 1000m/s. Sau này, các dạn này được bổ sung kíp nổ điện tử V-429E trong hệ thống Ainet. Khi đạn dược hệ thống nạp đạn tự động nhồi vào súng, một hệ thống điện tử không tiếp xúc lập trình cho ngòi nổ, đạn sẽ nổ theo khoảng cách yêu cầu. Điều này rất quan trọng khi bắn máy bay.