#Pháo_Tự_Hành_PTH130_K255B
Pháo tự hành 130mm của Việt Nam được chế tạo bởi Học viện Kỹ thuật Quân sự, dựa trên thiết kế của pháo Jupiter
Khẩu pháo chính được sử dụng là pháo M46 cỡ nòng 130mm, còn hệ thống khung gầm sử dụng xe tải KrAZ-255. Khẩu pháo tự hành của Việt Nam có tên mã tạm thời là PTH-130. Thiết kế của khẩu pháo này về cơ bản có nhiều nét tương đồng với Jupiter - một khẩu pháo tự hành do Cuba sản xuất.
Pháo tự hành Jupiter của Cuba cũng sử dụng khung gầm xe tải hạng nặng 6x6 để mang trên mình một khẩu pháo M46 cỡ nòng 130mm, kèm theo đó là đạn dược, cơ cấu giảm giật cùng nhiều thiết bị tính toán đường đạn hiện đại khác.
Hỏa lực của pháo kéo M46 là không thể bàn cãi, khi nó có thể bắn ở tốc độ tối đa 8 viên/phút, kèm theo đó là tầm bắn tối đa 27 km. Điểm yếu lớn nhất của M46, đó là nó có độ cơ động thấp - nay đã được khắc phục bằng hệ thống pháo tự hành.
Dù có cỡ nòng không phải lớn nhất, nhưng pháo M46 lại có sức mạnh cực kỳ ghê gớm, và đặc biệt là độ chính xác cao, dù cách tính toán và cơ cấu bắn có thiết kế truyền thống, không hề sử dụng thiết bị điện tử.
Pháo M-46 130 mm là loại pháo dã chiến nòng dài (dã pháo hạng nặng) do Nhà máy Pháo binh số 9 của Liên Xô thiết kế từ năm 1947 cho đến năm 1951. NATO nhận được thông tin về loại vũ khí này vào năm 1954, nên đặt tên mã cho nó là M1954. Năm 1959, Trung Quốc sản xuất không phép thứ vũ khí này và đặt tên là Type 59-1.
Chiều dài nòng pháo bằng 52 lần cỡ nòng - dài lạ thường so với các loại pháo đương thời, cho phép pháo bắn rất xa, xấp xỉ 27,4 km đối với đạn thường còn sử dụng đạn pháo tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 38km. Hoặc nếu dùng để bắn trực tiếp xe tăng thì tầm bắn là 1,14km ngắm bắn qua nòng pháo.Pháo sử dụng đầu đạn nặng 33,4kg . Bên cạnh chức năng chính là bắn gián tiếp (bắn cầu vồng), M46 cũng có thể bắn trực tiếp thậm chí là trong ban đêm với kính ngắm đêm chuyên dụng. Pháo được sử dụng trong các cuộc xung đột biên giới Trung - Xô, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 và lần thứ 4, chiến tranh Angola, chiến tranh Iran - Iraq, chiến tranh vùng Vịnh, nội chiến Nam Tư,
Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ khoảng 519 khẩu M-46 và Type 59 (phiên bản M46 do Trung Quốc sản xuất nội địa theo mẫu M46 của Liên Xô). Đây là một trong những loại pháo có tầm bắn xa nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam nên nó được lính pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyên dùng để tấn công vào những mục tiêu quan trọng. Để chống lại loại pháo này, pháo binh Mỹ bố trí loại pháo tự hành M107 cỡ nòng lên tới 175mm có tầm bắn xa tới 32 km. Tuy nhiên do pháo này bắn rất chậm, tốn kém rất nhiều thời gian để nạp đạn rồi vận hành. Quan trọng hơn cả là chiến thuật ngụy trang, bố trí trận địa khéo léo, tài tình, có sự tính toán, sắp đặt từ trước của những người lính pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam nên M107 thường bị thất thế trong các trận đấu pháo tay đôi với M46. Lính Mỹ rất sợ M46. Họ thấy những khẩu pháo của họ sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam của họ nhất định đều có sự thua thiệt về một mặt nào đó trong tính năng chiến đấu so với M46. Quân đội Nhân dân Việt Nam bố trí khoảng 80% số lượng pháo M46 vào chiến trường miền Nam. Một điều kỳ lạ đó là, qua suốt Chiến tranh Việt Nam, Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam lại không hề bị phá bất kỳ một cỗ pháo M46 nào
Hiện nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tiến hành sửa chữa và nâng cấp khẩu pháo này lên xe bánh lốp để duy trì tính năng của nó thêm một thời gian rất lâu nữa.